Trần thạch cao là gì? Các loại trần thạch cao phổ biến nhất

Trần thạch cao đang được ứng dụng rộng rãi và phổ biến ở các công trình xây dựng hiện này bởi khả năng chịu nước cao, chống nóng và cách nhiệt cực tốt. Nếu như bạn vẫn chưa biết trần thạch cao là gì, cấu tạo cũng như các loại trần thạch cao phổ biến hiện nay thì đừng bỏ lỡ nội dung thông tin chi tiết dưới đây.

Xem thêm:

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là loại trần nhà được làm từ tấm thạch cao, các tấm này được gắn cố định  bởi một hệ khung vững chắc và liên kết với kết cấu chính (sàn, dầm,…) của tầng trên. Trần thạch cao còn được biết đến với tên gọi là trần giả, lớp trần thứ 2 nằm dưới trần nhà nguyên thủy.

Ở Việt Nam, hình thức trần thạch cao được sử dụng phổ biến hiện nay do có mức chi phí rẻ, dễ dàng thi công. Trần giả sẽ treo trên hệ khung trần bằng nhôm mạ kẽm.

Cấu tạo trần thạch cao

Trần thạch cao hay trần giả là kết cấu tổ hợp của nhiều lớp vật liệu bao gồm: Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả, các loại vật tư liên quan khác. Trong đó:

  • Khung xương thạch cao được sử dụng để làm khung trụ chính, chỗ bám để treo các mảnh thạch cao, với tác dụng gia cố, tăng khả năng chịu lực, kéo dài tuổi thọ của công trình.
  • Tấm trần thạch cao được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua ốc/vít chuyên dụng, có tác dụng làm phẳng cho trần nhà.
  • Lớp sơn bả dùng để tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần, làm tăng giá trị thẩm mỹ cho trần.

Ưu – nhược điểm của trần thạch cao

Ưu điểm của trần thạch cao

  • Thạch cao có trọng lượng nhẹ nên sau khi hoàn thiện không ảnh hưởng đến lớp trần cũ.
  • Thời gian thi công nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian công sức nên giúp tiết giảm chi phí nhân công.
thi-cong-tran-thach-cao
Thi công nhanh chóng, đơn giản
  • Thạch cao khá bền, ít bị nấm mốc; khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy cao.
  • Với sự cải tiến về công nghệ tạo bọt trong nhiều năm, thạch cao trở nên bền bền hơn, không bắt lửa và không sinh khói bụi.
  • Có nhiều loại trần thạch cao khác nhau mang tới nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Khi sử dụng loại trần thạch cao gia chủ có thể thiết kế tạo nên sự khác biệt cho căn nhà của mình.
  • Trần thạch cao là sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm của trần thạch cao

  • Trần thạch cao kỵ nước, chỉ một chút nước rò rỉ cũng khiến cho trần bị ngâm nước bở ra, theo thời gian sẽ rơi rớt dần.
  • Việt Nam là quốc gia nhiệt đới nắng nóng, mưa nhiều nên trần thạch cao rất dễ bị co rút lại. Chỉ sau vài năm sẽ xuất hiện các vết nứt, ảnh hưởng giá trị thẩm mỹ cho không gian sử dụng.
  • Trần giả an toàn với sức khỏe con người nhưng hiện tượng thạch cao rơi rớt cũng dễ gây ra tai nạn cho gia chủ.

Phân loại trần thạch cao

Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau người ta chia trần thạch cao thành nhiều loại khác nhau. Có các loại trần thạch cao phổ biến hiện nay đó là:

Phân loại trần thạch cao dựa theo cấu tạo

  • Trần thạch cao nổi: Còn được biết đến với tên gọi là trần thạch cao thả, được thiết kế với một phần xương lộ ra ngoài. Loại trần này có thể che đi các khuyết điểm của công trình như đường dây điện, ống nước,….dưới trần bê tông hoặc mái ngói để tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.
  • Trần thạch cao chìm: Loại trần này có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trong các tấm thạch cao nên bạn không thể nhìn thấy các khung xương này. Trần chìm có 2 loại đó là:
  • Trần thạch cao phẳng: Quá trình thi công đơn giản, phù hợp để thiết kế nội thất cho các căn hộ chung cư. Tạo cảm giác thỏa mái cho không gian sử dụng do lược bỏ một số chi tiết.
Trần thạch cao phẳng
Trần thạch cao phẳng
  • Trần thạch cao cấp giật: Cấu tạo trần thạch cao giật cấp gồm có khung xương chìm và bề mặt tấm thạch cao được chia làm nhiều bậc khác nhau. Mỗi cấp sẽ tạo thành một mặt phẳng riêng.

Phân loại trần nhà thạch cao theo tính chất

  • Trần nhà thạch cao cách âm: Thường được sử dụng ở những nơi muốn cách âm như phòng karaoke; gồm có 3 phần chính là khung xương, tấm thạch cao và bông thủy tinh.
  • Trần nhà thạch cao chống cháy: Với loại trần này người ta sẽ sử dụng tấm thạch cao chống cháy được làm từ thạch cao, sợi thủy tinh và phụ gia Micro Silica. Vỏ bọc bên ngoài sẽ là 1 lớp giấy màu hồng có thiết kế đặc biệt.
  • Trần nhà thạch cao chống ẩm: Được sử dụng cho những nơi ẩm thấp như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp.
  • Trần nhà thạch cao chịu nước: Dùng cho những nơi tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài hoặc những nơi tiếp xúc với nước.

Phân loại trần giả theo hình dáng

  • Trần giả hiện đại
  • Trần giả tân cổ điển
  • Trần giả cổ điển
tran-thach-cao-tan-co-dien
Trần giả theo phong cách tân cổ điển

Với các nội dung thông tin chi tiết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn giải tích được khái niệm trần thạch cao là gì. Để biết cách phối màu trần thạch cao quý bạn đọc hãy truy cập website vintagedecor.vn, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng!