Nhà cấp 3 là gì? Các mẫu nhà cấp 3 đẹp nhất hiện nay

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa nhà cấp 3 với nhà cấp 4. Vậy nhà cấp 3 là gì? Ưu – nhược điểm cũng như cách phân biệt với các loại nhà khác như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Xem thêm: Nhà tiền chế là gì? Đánh giá ưu nhược điểm mẫu nhà tiền chế

Nhà cấp 3 là gì?

Nhà cấp 3 là loại hình nhà ở có kết cấu chịu lực tốt vì là sự kết hợp của bê tông, cốt thép, xi măng hoặc được xây bằng gạch nung. Nhà cấp 3 có thiết kế khá giống với nhà cấp 4 nên vẫn có nhiều người nhầm lẫn 2 kiểu nhà này với nhau. Thời gian sử dụng nhà cấp 3 từ 40 – 50 năm, chiều cao tối đa là 2 tầng.

Nhà cấp 3 là gì?
Nhà cấp 3 là gì?

Loại nhà ở này có 3 loại hình cơ bản, đó là:

  • Nhà ở truyền thống: Là kiểu nhà ở được thiết kế mái ngói (thường là ngói đỏ), các chi tiết đơn giản nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sống, có đầy đủ các tiện ích.
  • Nhà ở hiện đại: Được thiết kế theo phong cách phương Tây từ kiểu dáng cho đến nội thất. Nhà ở hiện đại phù hợp với các cặp vợ chồng trẻ, mới cưới.
  • Nhà cấp 3 với mái lệch: Đây là kiểu nhà được lựa chọn nhiều nhất vì loại nhà này tạo được cảm giác không gian rộng, thông thoáng.

Ưu – nhược điểm của nhà cấp 3

Ưu điểm của nhà cấp 3

Nhà ở cấp 3 có các ưu điểm nổi bật sau:

  • Sử dụng các loại vật liệu hoàn thiện và nội thất tốt.
  • Kết cấu chịu lực bằng bê tông nên có niên hạn sử dụng tương đối cao.
  • Chi phí xây dựng hợp lý, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình hiện nay.
  • Thời gian xây dựng nhanh chóng, hạn chế được các khoản chi phí phát sinh.
  • Không gian sống phù hợp với các gia đình đông người.
  • Kiến trúc đơn giản nhưng yêu cầu kỹ thuật cao nên đảm bảo sự chắc chắn, vững chãi và thẩm mỹ cho ngôi nhà cấp 3.

Nhược điểm của nhà cấp 3

Bên cạnh những ưu điểm thì nhà cấp 3 còn có các nhược điểm sau:

  • Nếu xây 2 tầng sẽ gây khó khăn, bất tiện cho người già khi chuyển cầu thang
  • Tốn nhiều thời gian, công sức dọn dẹp vệ sinh do phải di chuyển giữa các phòng, các tầng với nhau.

Cách nhận biết nhà cấp 3

Nếu như bạn chưa biết cách nhận biết nhà cấp 3 thì hãy theo dõi những dấu hiệu dưới đây:

  • Nhà cấp 3 thường sẽ có diện tích sàn từ 1000 m2 < 5000 m2
  • Mái được sẽ được lợp mái ngói hoặc Fibroociment
  • Vật liệu xây dựng chủ yếu là xi măng, cát, đá, gạch nung,…
Cách nhận biết nhà cấp 3
Sử dụng vật liệu xây dựng chủ yếu là xi măng, cát, đá, gạch nung
  • Nhà ở cấp 3 được bao quanh bằng cách vách tường, vách tường được xây bằng gạch.
  • Nhà cấp 3 chỉ được xây dựng tối đa là 2 tầng

Quy định xây nhà cấp 3 ở Việt Nam

Theo thông tư 05-BXD/ĐT ngày 9/2/1993 của Bộ Xây dựng, phân cấp nhà cấp 3 được quy định như sau:

Nhà cấp III.A

  • Nhà 2 tầng
  • Khung, sàn, móng là bê tông cốt thép
  • Nền gạch men
  • Mái ngói hay tôn trần ván ép hoặc nhựa
  • Cửa gỗ, kính có khuôn ngoại hoặc cửa khung kính sắt
  • Nhà vệ sinh tự hoại, tường được ốp gạch men sứ
  • Hoàn thiện: Mặt chính sẽ trát đá rửa hoặc ốp gạch men sứ, tường trong nhà sơn vôi.

Nhà cấp III.B

  • Móng, khung, sàn là bê tốc cốt thép
  • Nền là gạch hoa xi măng
  • Mái ngói tôn trần ván ép hoặc nhựa
  • Cửa Pano kính không khuôn
  • Nhà vệ sinh tự hoại, tường được ốp gạch men sứ
  • Hoàn thiện: Tường sẽ được quét vôi màu toàn bộ

Nhà cấp III.C

  • Móng là bê tông cốt thép
  • Gạch hoa xi măng
  • Cột bê tông cốt thép
  • Cửa gỗ kính
  • Mái ngói tôn trần ván ép hoặc bằng nhựa
  • Tường quét vôi khi hoàn thiện

Phân biệt nhà cấp 3 với các loại hình nhà ở khác

Phân biệt nhà cấp 3

Tiêu chí Nhà cấp 1 Nhà cấp 2 Nhà cấp 3 Nhà cấp 4
Kết cấu Kết hợp giữa bê tông cốt thép hoặc xây bằng gạch Kết hợp giữa bê tông cốt thép hoặc xây gạch. Thời gian hạn sử dụng lên đến 70 năm Kết hợp bê tông cốt thép hoặc xây bằng gạch, niên hạn sử dụng từ 40-50 năm Được xây dựng bằng gỗ và gạch.
Tường ngăn cách và bao che nhà Xây bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch Xây bằng bê tông cốt thép hoặc xây bằng gạch Sử dụng gạch để xây dựng Xây dựng bằng gạch, có độ dày 11 cm hoặc 22 cm
Mái Sử dụng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói, sử dụng hệ thống cách nhiệt Sử dụng cốt thép hoặc mái ngói là Fibroociment Mái ngói hoặc Fibroociment Dùng mái ngói hoặc ngói Fibroociment
Vật liệu hoàn thiện Ốp trong và ngoài nhà Tương đối tốt Ốp trong và ngoài nhà Thấp

Lưu ý khi xây nhà cấp 3

Không gian nhà cấp 3 không quá rộng cũng không quá hẹp nên khi xây dựng bạn cần phải chú ý những điều sau:

  • Chọn tông màu sáng để tạo sự rộng rãi: Các gam màu mà bạn có thể sử dụng đó là trắng, vàng, xanh nhạt,…..tạo hiệu ứng giúp cho không gian nhà ở trở nên rộng rãi hơn.
  • Lựa chọn nội thất đơn giản, đa năng: Hãy lựa chọn các đồ nội thất có thiết kế nhỏ gọn nhưng đầy đủ công năng. Tận dụng góc tường để tiết kiệm tối đa diện tích.
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ, giếng trời sẽ giúp không gian trở nên thông thoáng và hợp phong thủy hơn. Bên cạnh đó còn giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ khá lớn.

Các mẫu nhà cấp 3 đẹp nhất, hiện đại nhất

Mong rằng các thông tin trên đây về nhà cấp 3 hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Lựa chọn xây dựng nhà ở cấp 3 là giải pháp hữu hiệu giúp bạn tiết kiệm chi phí, tận dụng được tối đa không gian nhà ở.