Thi công nhà hàng hầm rượu đòi hỏi gia chủ cần có gu thẩm mỹ nhất định để định hướng các chi tiết hầm rượu. Quá trình thi công hầm rồi được chia thành những bước nhất định. Trong bài viết này Vintage Decor sẽ nói về 7 bước quan trọng khi thi công hầm rượu.
Thi công nhà hàng hầm rượu và 7 bước để bắt đầu
Nên bắt đầu từ đâu để có được nhà hàng hầm rượu đẹp: Trong thời buổi công nghệ 4.0 này, khi mà ai cũng có thể kinh doanh. Nhỏ thì mở 1 quán ăn vỉa hè, đầu tư hơn chút nữa có thể mở 1 quán ăn nhậu, quán lẩu, nướng…Khi mà xu hướng thiết kế thi công nhà hàng hầm rượu đang trở nên nóng hơn bao giờ hết và nếu bạn đang có ý định kinh doanh nhà hàng hầm rượu thì điều cần thiết nhất là 1 bản kế hoạch thực hiện để có thể tính toán được mức lợi nhuận cũng như các phương án thi công, phối cảnh thế nào cho hợp lý và phù hợp với các yêu cầu của bạn nhất.
Nhà hàng hầm rượu có thể là 1 nơi mà các thượng khách của bạn bàn bạc công việc, trò chuyện với bạn bè, thư giãn và nhâm nhi tận hưởng từng ngụm rượu vang cùng với những món ăn ưa thích. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện các bước dưới đây trước khi quyết định đầu tư thi công 1 nhà hàng hầm rượu quy mô.
1. Bạn nên lập 1 kế hoạch cho dự án của mình
Trong đó bạn phải tính được hiệu quả của dự án này mang lại trên tổng số vốn bạn muốn đầu tư. Bao gồm hoạch định được vị trí nên nằm ở đâu, thiết kế như thế nào, sử dụng vật liệu gì, trang trí ra sao?…Sau đó hãy lên chiến lược Marketing làm sao để xây dựng và phát triển nhà hàng hầm rượu của bạn, làm cách nào đó để có thật nhiều người biết đến nhà hàng của bạn có một không gian thật sự đẹp, sang trọng, phong cách và không gian thư giãn thoải mái với một ly rượu.
2. Hãy đảm bảo rằng tiền mặt luôn sẵn sàng trong thời gian đầu tiên
Điều này rất cần thiết để đầu tư thiết kế và dự trù cho các công việc khác. Nên chia theo các hạng mục riêng khi thiết kế hầm rượu dễ kiểm soát. Trên thực tế số tiền chi tiêu thường vượt cao hơn số tiền bạn dự định. Vì thế hãy chắc chắn rằng bạn có thể xoay sở kịp khi dự toán sai. Tốt hơn hết bạn nên làm việc này trực tiếp với 1 đơn vị thiết kế và thi công nội ngoại thất. Bạn chỉ phải trả 1 khoản tiền nhất định họ sẽ lên thiết kế và thi công trọn gói cho bạn.
3. Tìm kiếm mặt bằng
Nếu đó là nhà của bạn thì khi lên ý tưởng thiết kế hầm rượu sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí. Nếu không bạn cũng hoàn toàn có thể tìm kiếm những địa điểm phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Cân nhắc trước khi mua nhượng lại cửa hàng vì có thể trước đó địa điểm này đã từng kinh doanh không hợp pháp khiến cho công việc làm ăn của bạn gặp trở ngại. Cái này bạn sẽ phải làm việc trực tiếp và rõ ràng trên giấy tờ với người chủ cũ. Ngược lại nếu trước đó nó đã được sử dụng tối thì điều đó lại rất có ích cho công việc kinh doanh của bạn. Bạn sẽ có 1 lượng khách nhất định ban đầu tạo ra nguồn thu nhập đầu tiên.
4. Marketing là vấn đề mấu chốt
Bạn thừa biết trong thời buổi công nghệ 4.0 ngày nay bạn chỉ cần lấy điện thoại ra và bắt đầu tìm kiếm. Vì thế công việc của bạn sẽ là phải làm sao để đưa mô hình kinh doanh này tiếp cận đến được người dùng và khiến họ thích thú, muốn trải nghiệm nó ngay lập tức. Bạn sẽ phải thi công thiết kế hầm rượu logo thương hiệu, màu sắc, quần áo đồng phục nhân viên, poster, tờ bướm….vv. Tất cả những thứ đó sẽ khiến bạn trở lên chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Không gian với một phong cách thiết kế hầm rượu chuyên nghiệp chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.
5. Thi công, lắp đặt, trang trí và hoàn thiện nhà hàng hầm rượu của mình
Sẽ rất mất thời gian nếu như bạn không hoạch định trước được cái nào nên làm trước và cái nào nên làm sau. Nếu bạn không biết làm cách nào. Hãy để nhà thầu của bạn dự toán và trình bày phương pháp cho bạn. Ví dụ như đường ống nước, đèn điện, trần và tường sẽ phải thi công trước sau đó mới đến setup từng khu vực theo yêu cầu của bạn. Tất cả mọi thứ bạn phải làm là ngồi đó và chờ đợi mô hình của bạn ra đời. Thật thú vị phải không?
6. Phụ kiện đi kèm theo từng khu vực
Ví dụ như nhà bếp cần những gì, máy móc ra sao, chỗ nào để cái này, chỗ nào để cái kia. Khu vực tiếp tân sẽ bố trí như thế nào cần những vật dụng gì…vv..vvv. Những điều này bạn nên bàn bạc và tham khảo trực tiếp với người phụ trách từng khu vực. Để không gian của bạn một địa điểm bài trí, đồ dùng làm sao cho phù hợp với không gian của từng khu vực trong nhà hàng.
7. Điều cuối cùng là giấy phép
Nếu đó là nhà của bạn thì không có vấn đề gì nhưng nếu đó là 1 địa điểm đi thuê thì bạn cần tìm hiểu 1 các thủ tục pháp lý liên quan đến kinh doanh, thuế và 1 vấn đề quan trọng không kém nữa là an toàn thực phẩm. Đừng bỏ qua bước này nếu bạn không muốn gặp rắc rối về sau.
Chúc bạn may mắn!