Nhà tiền chế là sự chọn lựa hàng đầu cho các công trình xây dựng như nhà hàng, xưởng sản xuất công nghiệp, quán cafe,….Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vật liệu xây dựng mà còn có sự đồng bộ cao, dễ dàng di dời công trình từ địa điểm này đến địa điểm khác. Cùng khám phá nhiều thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Nhà tiền chế là gì?
Nhà tiền chế còn được biết đến với tên gọi là nhà thép tiền chế. Đây là loại nhà được làm bằng thép, chế tạo và lắp đặt dựa theo bản vẽ kiến trúc và các kỹ thuật đã được chỉ định sẵn. Toàn bộ kết cấu thép có thể được sản xuất đồng bộ, sau đó được đưa tới công trình để lắp đặt.
Quy trình làm ra một ngôi nhà tiền chế gồm có 3 giai đoạn đó là thiết kế, thi công và lắp dựng. Những mẫu nhà tiền chế được coi là giải pháp tối ưu rút ngắn thời gian thi công và được áp dụng trong các công trình nhà ở, nhà kho, xưởng sản xuất công nghiệp,…
Phân loại nhà tiền chế
Nhà tiền chế được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:
Phân loại nhà tiền chế dựa theo công năng sử dụng
- Nhà tiền chế dân dụng: Là loại nhà được sử dụng để làm nhà ở, có mẫu mã đa dạng, mức chi phí thấp và quy trình thi công nhanh chóng. Bao gồm mẫu nhà tiền chế nông thôn, nhà tiền chế nhỏ, nhà tiền chế cấp 4,…
- Nhà tiền chế công nghiệp: Bao gồm các phân xưởng sản xuất, nhà kho,…
- Nhà tiền chế thương mại: Là các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị hoặc trung tâm thương mại.
- Nhà tiền chế quân sự: Là loại nhà được sử dụng với mục đích phục vụ cho quân sự như các doanh trại.
Phân loại nhà tiền chế theo thiết kế
- Nhà tiền chế 2 mái
- Nhà tiền chế mái Thái
- Nhà tiền chế 2 tầng
- Nhà tiền chế cấp 4
- Mẫu nhà tiền chế có gác lửng
- …
Kết cấu của nhà thép tiền chế
Nhà thép tiền chế có kết cấu 2 phần đó là:
Kết cấu phần chính
Kết cấu chính của nhà tiền chế sẽ bao gồm các bộ phận cấu tạo quan trọng, chịu toàn bộ trọng lực của ngôi nhà. Bao gồm:
- Móng: Móng được sử dụng là móng đơn, móng băng hay móng bè. Với các công trình lớn thì móng cần phải sâu và có thêm biện pháp để đảm bảo sự chắc chắn cho công trình.
- Khung nhà tiền chế: Được làm từ cột, kèo, dầm nên cần phải có cấu tiện, tổ hợp tiết diện, chiều cao,…cần phải phù hợp và chịu được lực trong dự tính.
Kết cấu phụ
Những kết cấu phụ sẽ giúp cho nhà tiền chế hoàn thiện hơn. Dù là kết cấu phụ nhưng cũng không thể bỏ qua các bộ phận sau:
- Xà, thanh chống định, giằng
- Vách ngăn, sàn, hệ khung đỡ vách
- Tôn, tấm lót sàn,tấm xi măng….
- …
Thông số kỹ thuật cơ bản của mẫu nhà thép tiền chế
- Chiều cao: Chiều cao của nhà thép tiền chế được tính bằng khoảng cách từ chân nhà cho tới điểm giao giữa mái tôn và tường.
- Chiều rộng: Được tính từ khoảng cách giữa 2 mép tường đối diện cùng với nhau.
- Độ dốc của mái: Đây là yếu tố quan trọng của các ngôi nhà tiền chế. Bởi mái nhà chính là nơi đón trực tiếp áp lực của nước mưa. Do đó, cần phải lựa chọn tỷ lệ phù hợp để đảm bảo nước mưa không đọng ở trên mái. Và con số thích hợp là 15%.
- Bước cột: Là khoảng cách giữa 2 cột ghép với nhau. Căn cứ theo diện tích và mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn bước cột thưa hay mau.
Ưu, nhược điểm của nhà tiền chế
Ưu điểm
- Dù là nhà tiền chế nông thôn hay nhà tiền chế thương mại thì đều có cấu tạo đơn giản, sử dụng hoàn toàn vật liệu thép, giúp tiết kiệm 35% chi phí xây dựng.
- Trọng lượng nhẹ hơn so với các loại vật liệu khác nên giảm được áp lực tải trọng trên mọi bề mặt.
- Tính đồng bộ cao, toàn khung thép, dễ mở rộng quy mô, di dời công trình từ địa điểm này tới địa điểm khác nhanh chóng.
- Thiết kế linh hoạt, tuổi thọ cao. Vì đặc tính là khung thép ghép sẵn nên việc tạo hình, kéo, uốn khá dễ dàng, tiện lợi. Nhờ đó, tuổi thọ của các mẫu nhà tiền chế khá cao.
- Tận dụng tối đa diện tích xây dựng
- Lắp đặt đơn giản, nhanh chóng, thi công dưới mọi thời tiết
- Nhà thép tiền chế cách nước cực tốt nhờ hệ thống mái mối đứng, các thành phần thoát nước và diềm mái.
Nhược điểm của nhà tiền chế
- Kháng lửa thấp: Thép không dễ cháy nhưng ở nhiệt độ từ 500- 600 thì sẽ bị nóng chảy, làm giảm độ bền, dễ sụp đổ.
- Dễ ăn mòn, han gỉ: Khung thép đúc sẵn thường rất dễ ăn mòn và han gỉ, chính vì thế thường được phủ một lớp sơn bên ngoài để bảo vệ và tăng giá trị thẩm mỹ cho nhà tiền chế.
- Chi phí bảo dưỡng khá cao
Trên đây là các thông tin về nhà tiền chế, hy vọng sẽ giúp ích bạn và từ đó đưa ra quyết định nên hay không nên xây nhà thép tiền chế. Xây nhà thép tiền chế là giải pháp tối ưu mà bạn nên cân nhắc lựa chọn để tiết kiệm thời gian, chi phí thi công và xây dựng.