MDF là gì? So sánh gỗ MDF Thái Lan và An Cường

MDF là một trong những loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như giá thành rẻ, dễ dàng gia công. Nếu bạn chưa biết MDF là gì? Gỗ MDF Thái Lan có tốt không cũng như kích thước, độ dày,…thì đừng bỏ lỡ bất kỳ một nội dung thông tin nào có trong bài viết dưới đây.

MDF là gì? MDF là viết tắt của từ gì?

MDF là viết tắt của cụm từ Medium density fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Thực tế, MDF là tên gọi chung của 3 loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và độ nén chặt cao. Để phân biệt 3 loại ván ép này người ta sẽ dựa vào thông số cơ vật lý, độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.

MDF là gì?
MDF là gì?

Gỗ công nghiệp MDF được sản xuất quy mô lớn bắt đầu từ những năm 1980 ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Đến nay, gỗ MDF được sử dụng nhiều trong việc sản xuất đồ nội thất.

Cấu tạo, độ dày và kích thước tấm gỗ MDF

Cấu tạo, thành phần của gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF được tạo bởi các thành phần cơ bản đó là: Bột sợi gỗ, chất kết dính, paraffin wax, chất bảo vệ gỗ (chất chống ẩm mốc, mối mọt, cong vênh) và bột độn vô cơ. Cụ thể:

  • Bột sợi gỗ: Được lấy từ nguyên liệu là gỗ tự nhiên như cành cây, nhánh cây, vụn gỗ thừa,….được nghiền nát thành dạng bột.
  • Chất kết dính: Chủ yếu là loại keo chuyên dụng trong ngành gỗ giúp cho các hạt gỗ, sợi gỗ được liên kết với nhau thành một cấu trúc cụ thể.
  • Chất bảo quản: Trong quá trình sản xuất gỗ MDF sẽ được bổ sung thêm các chất bảo vệ khỏi các tác hại như mối mọt, nấm mốc. Các chất bảo quản này được sử dụng phù hợp với tiêu chí quốc tế, an toàn với sức khỏe người.

Độ dày và kích thước tấm gỗ MDF

Kích thước tấm gỗ MDF
Độ dày và kích thước tấm gỗ MDF

Kích thước phổ biến của ván gỗ MDF hiện nay là 1220×2440 mm và 1830×2440 mm. Kích thước tấm gỗ MDF 1220×2440 mm là được sử dụng đại trà và sẵn nhiều nhất.

Về độ dày gỗ MDF trung bình sẽ khoảng 12, 15, 18, 21, 21mm. Ván ép MDF có độ dày (tính cả độ dày của lớp phủ Melamine hoặc Laminate trên bề mặt) khoảng 24, 25, 30, 32, 32,8 mm.

Ưu – nhược điểm của ván gỗ công nghiệp MDF

Về ưu điểm:

  • Ưu điểm nổi bật của gỗ MDF chính là không bị cong vênh hay co ngót sau một thời gian dài sử dụng nên phù hợp với nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
  • Bề mặt tấm gỗ MDF tương đối nhẵn phẳng, mềm mịn giúp ích cho quá trình thi công nội thất.
  • Có nhiều loại gỗ công nghiệp MDF khác nhau, mang tới cho khách hàng nhiều gợi ý chọn mua.
Sản phầm gỗ công nghiệp MDF
Gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong trang trí nội thất
  • Mức giá rẻ, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người tiêu dùng hiện nay.
  • Không chịu tác động của các loại côn trùng, mối mọt
  • Dễ dàng gia công, rút ngắn được thời gian thi công, trang trí nội thất.

Về nhược điểm:

  • Tuổi thọ kém hơn so với gỗ tự nhiên
  • Gỗ medium density fiberboard có mật độ sợi trung bình nên có thể bị vỡ hoặc bị cắt dưới áp lực quá lớn
  • Khi ngâm nước, gỗ MDF sẽ bị thấm nước nhanh
  • Việc cắt ván MDF gây phát tán nhiều bụi trong không khí, ít nhiều ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
  • Nếu không cẩn thận rất dễ bị vỡ ván gỗ MDF khi bắt đinh/vít

Các loại gỗ công nghiệp MDF phổ biến hiện nay

Có rất nhiều loại gỗ công nghiệp MDF nhưng được sử dụng phổ biến nhất đó là:

Gỗ MDF trơn: Là các tấm ván MDF thành phẩm chưa được phủ bề mặt. Các xưởng mộc hay xưởng nội thất sẽ mua về và gia công thành các hình dáng mong muốn; sau đó sơn màu theo ý thích.

Gỗ MDF phủ Melamine: Là tấm ván gỗ công nghiệp MDF thành phẩm được phủ melamine trên bề mặt. Các đơn vị sẽ mua về và gia công thành hình dáng mong muốn, không cần phải sơn phết lên tấn gỗ.

Độ dày gỗ MDF

Gỗ ván MDF phủ Laminate: Là loại gỗ ván sợi được phủ laminate.

Gỗ ván MDF phủ Acrylic: Là loại gỗ ván sợi medium density fiberboard được phủ laminate.

Ván gỗ MDF lõi xanh chống ẩm: Là dòng ván gỗ medium density fiberboard cao cấp, có thêm phụ gia kháng ẩm và được nhuộm thành màu xanh. Ván MDF lõi xanh có thể được phủ melamine, laminate hay carylic theo yêu cầu của người sử dụng.

So sánh gỗ MDF Thái Lan và An Cường

Nếu như bạn không biết nên mua MDF Thái Lan hay An Cường thì hãy theo dõi những so sánh chi tiết dưới đây:

Độ đặc của cốt gỗ: Dù có cùng nguyên liệu, quy trình sản xuất từ bột gỗ, sợi gỗ nhưng gỗ An Cường có phần cốt nén đặc hơn nên các sản phẩm từ tấm gỗ MDF  An Cường có độ bền và vòng đời sử dụng lâu dài hơn so với gỗ Thái Lan. Chất lượng gỗ An Cường đã được khách hàng kiểm chứng.

Về màu sắc: Với sự đa dạng về vân họa tiết và màu sắc, gỗ An Cường có nhiều lợi thế tiếp cận và thuyết phục khách hàng lựa chọn mua hơn so với gỗ Thái Lan.

Về giá thành: Gỗ công nghiệp MDF An Cường cao hơn so với Thái Lan

Về hàng lưu kho: Hàng lưu kho gỗ Thái Lan đa dạng và có số lượng lớn hơn, không rơi vào tình trạng hết hay kham hiếm. Trái lại, gỗ An Cường có hàng lưu kho khá ít, vào mùa cao điểm rất dễ gặp phải tình trạng thiếu khi không dự trù trước đó.

Mong rằng, các nội dung thông tin có trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về gỗ MDF là gì. Truy cập vintagedecor.vn để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác!